Trong năm 1960, Trường Đại học Thương mại được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Thương nghiệp Trung Ương. Năm 1979, trường đã đổi tên thành Đại học Thương nghiệp và sau đó, vào năm 1994, chính thức đổi tên thành Đại học Thương mại. Mục tiêu của trường là phát triển mô hình tự chủ và tự trách nhiệm cho ĐH Thương mại, xây dựng trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế, cũng như chuyển giao kiến thức về kinh tế và thương mại hiện đại trong và ngoài nước.
Học phí của trường cũng là điểm được quan tâm do những thay đổi trong những năm gần đây.
Giới thiệu
- Tên trường: Trường Đại học Thương mại
- Tên tiếng Anh: Thuongmai University (TMU)
- Địa chỉ: Số 79 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Mã tuyển sinh: TMA
Học phí Đại học Thương mại năm học 2024 – 2025
Năm học 2024 – 2025, học phí dự kiến của Trường Đại học Thương mại là 540.000 đồng/1 tín chỉ đối với 123 tín chỉ học tập, tốt nghiệp và giáo dục thể chất; Trường Đại học Thương mại thu hộ và thanh toán học phí cho Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo mức phí quy định của trung tâm đối với 8 tín chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh.
Học phí Đại học Thương mại năm học 2023 – 2024
Học phí năm học 2023 – 2024 tại Đại học Thương Mại được duy trì ổn định so với năm trước. Đối với chương trình đại học chính quy, mức học phí dao động từ 496.000 đến 959.000 đồng/tín chỉ.
Còn đối với năm học 2022 – 2023, học phí Đại học Thương mại có sự thay đổi lớn, cụ thể:
Đối với K55, 56:
- Đối với chương trình đào tạo chuẩn (bao gồm cả chương trình hai): 496.000 đồng/ tín chỉ
- Đối với chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù: 9.450.000 đồng/ học kỳ
- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: 15.225.000 đồng/ học kỳ
Đối với K57:
- Đối với chương trình đào tạo chuẩn (bao gồm cả chương trình hai): 496.000 đồng/ tín chỉ
- Đối với chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù: 9.450.000 đồng/ học kỳ
- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: 15.225.000 đồng/ học kỳ
Đối với K58:
- Đối với chương trình đào tạo chuẩn (bao gồm cả chương trình 2):
- Các ngành, chuyên ngành: Quản trị Thương mại điện tử; Marketing số; Marketing thương mại; Logistic và quản trị chuỗi cung ứng; Kinh tế Quốc tế; Quản trị thương hiệu: 598.400 đồng/ tín chỉ
- Các ngành, chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Tiếng Pháp thương mại; Tiếng Trung thương mại; Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán công; Kiểm toán; Kinh doanh Quốc tế; Quản lý kinh tế; Luật kinh tế; Luật thương mại quốc tế; Quản trị hệ thống thông tin; Quản trị nhân lực doanh nghiệp; Tiếng Anh thương mại; Tài chính ngân hàng thương mại; Tài chính công: 535.000 đồng/ tín chỉ
- Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp, bao gồm các ngành: Quản trị hệ thống thông tin; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 629.900 đồng/ tín chỉ
- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: Kế toán doanh nghiệp; Tài chính ngân hàng thương mại; Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân lực doanh nghiệp, chương trình đào tạo bằng tiếng ANh: Kế toán tích hợp chương trình ICAEW CFAB: 959.000 đồng/ tín chỉ
Chính sách hỗ trợ học phí
Đối tượng được miễn học phí:
- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nơi nương tựa.
- Sinh viên thuộc dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc ít người ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn (bao gồm: La Hù, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRaau, Ơ Đu).
Đối tượng được giảm 70% học phí: Sinh viên thuộc dân tộc thiểu số (ngoại trừ dân tộc ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối tượng được giảm 50% học phí: Sinh viên là con của cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Chính sách ưu đãi học phí: Mỗi năm, Trường Đại học Thương thường công bố nhiều suất học bổng cho thí sinh trúng tuyển, với tổng giá trị từ 4.000.000.000 VNĐ đến 5.000.000.000 VNĐ.
Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất
Đội ngũ cán bộ:
Trường có 610 cán bộ. Trong đó, 440 giảng viên hữu cơ và 170 giảng viên thỉnh giảng. Đa số có kinh nghiệm và đào tạo ở nhiều quốc gia như Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển.
Cơ sở vật chất:
Trường đào tạo tại 2 cơ sở:
- Cơ sở chính: 79 Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, diện tích 380.000 m2.
- Cơ sở 2: Đường Lý Thường Kiệt, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, diện tích 500.000 m2. Cả hai cơ sở có 144 phòng học, 11 phòng thực hành, 5 hội trường, 2 thư viện và 226 phòng ký túc xá, cùng 2 khu nhà ăn cho sinh viên.
Điểm nổi bật Đại học Thương mại
- Chuyên môn sâu về thương mại: Trường tập trung đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thương mại, kinh doanh, quản trị, tài chính và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
- Lịch sử và uy tín: Với lịch sử lâu đời và sự phát triển từ năm 1960, Đại học Thương mại xây dựng được uy tín vững chắc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo kinh doanh.
- Chương trình đào tạo đa dạng: Trường cung cấp nhiều chương trình đào tạo, từ đại học chính quy, đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp đến chương trình định hướng nghề nghiệp, đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập và phát triển sự nghiệp của sinh viên.
- Tư vấn và hỗ trợ học tập: Trường Đại học Thương mại cam kết hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, cung cấp thông tin, tư vấn và các dịch vụ liên quan để giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập và nghề nghiệp.
- Chương trình học bổng hấp dẫn: Trường thường xuyên đề ra các suất học bổng giá trị cho sinh viên xuất sắc, động lực học tập và phát triển cá nhân.
- Cộng đồng học thuật đa dạng: Đại học Thương mại là nơi quy tụ các giảng viên, sinh viên đa tài, đa ngành, mang lại môi trường học tập đa chiều và động lực cho sự phát triển cá nhân.
Đào Ngọc
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được Thongtintuyensinh247.com đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!