Loading...

Đề án tuyển sinh của Học viện Dân tộc năm học 2024-2025 có gì mới?

Học viện dân tộc năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới. Định vị là Trường Đại học hàng đầu trong đào tạo nhân lực chất lượng cao khu vực miền núi và các dân tộc thiểu số, đồng thời là nhân tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế khu vực, Học viện Dân tộc sẽ áp dụng các chính sách tuyển sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

hv dan toc

Các Thầy Cô giảng viên dày dặn kinh nghiệm tại Học viện Dân tộc

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Dân tộc
  • Tên trường tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM)
  • Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nộ
  • Mã trường: HVD

Thông tin tuyển sinh Học viện Dân tộc năm 2024-2025

Thời gian xét tuyển

- Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển sớm và tiếp nhận học sinh hệ dự bị đại học: Từ ngày 05/5/2024

- Thời gian kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Trước 17h00 giờ 00 ngày 30/6/2024.

- Thời gian thông báo kết quả cho thí sinh: Ngày 10/7/2024.

- Thí sinh xác nhận nhập học trên hệ thống Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (nếu có): Từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024.

Đối tượng tuyển sinh

- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có hạnh kiểm 03 năm học THPT đạt loại khá trở lên.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc.

Phương thức tuyển sinh

Học viện Dân tộc thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển học bạ;
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2024;
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng.

Ngưỡng chất lượng và hồ sơ xét tuyển

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện được áp dụng như sau:

1. Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại khá trở lên.
  • Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.
  • Có tổng điểm 3 bài/môn thi THPT năm 2024 (3 bài thi/ môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng điểm đầu vào của Học viện; Không có bài thi/ môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt.

2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trong học bạ THPT năm lớp 11 và lớp 12:

  • Có hạnh kiểm 03 năm học THPT đạt loại khá trở lên.
  • Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.
  • Có tổng điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) của lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 15.0 điểm trở lên; hoặc lớp 12 và học kỳ 2 lớp 11 đạt từ 15.0 điểm trở lên.

Chính sách ưu tiên

Học viện thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Thí sinh thuộc diện là người dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người, gồm 16 dân tộc sau: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025; và các văn bản khác theo quy định của pháp luật hiện hành

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Dân tộc năm 2024-2025

Trường tuyển sinh những ngành sau:

Ngành học Mã ngành Mã phương thức xét tuyển Tên phương thức xét tuyển Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu dự kiến
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 (cấp tạm) 500 Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển C00, C03, C04, D01 -
200 Xét tuyển theo kết quả học tập được ghi trong học bạ THPT -
100 Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2024 50

Điểm chuẩn của Học viện Dân tộc năm 2023-2024

Học viện Dân tộc công bố điểm chuẩn năm 2023 – 2024 như sau:

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi TN THPT    
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30
Điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ THPT    
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30

Mức điểm chuẩn năm học 2023 – 2024 giảm so với năm trước 0.5 điểm.

>>Xem thêm: Điểm chuẩn Học viện Dân tộc qua các năm

Học phí Học viện Dân tộc năm 2023-2024

Các bạn có thể tham khảo học phí của những năm trước như sau:

  • Theo đề án tuyển sinh năm 2022, mức học phí của học viện đã tăng lên so với năm trước nhưng không quá cao.
  • Học phí năm học 2021: 240.000 vnđ/tín chỉ
  • Học phí năm học 2022: 270.000 vnđ/tín chỉ

Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

>>Khám phá: Học phí Học viện Dân tộc

Giảng viên và cơ sở vật chất của Học viện Dân tộc

Học viện duy trì một đội ngũ cán bộ được đào tạo chất lượng trong mọi lĩnh vực.

  1. Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên chiếm ít nhất 65% tổng số cán bộ. Sự phân bố theo độ tuổi và thành phần dân tộc như sau:
    • Dưới 40 tuổi: Ít nhất 15%.
    • Từ 40 đến 50 tuổi: Khoảng 55 – 60%.
    • Trên 50 tuổi: Từ 20 – 30%.
    • Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%.
    • Đối với ngạch và bậc, ít nhất 10% là giảng viên cao cấp hoặc tương đương, và ít nhất 50% là giảng viên chính hoặc tương đương.
  2. Cơ sở vật chất: Học viện tập trung vào phát triển cơ sở vật chất, bao gồm:
    1. 05 khoa chuyên ngành.
    2. 07 phòng chức năng.
    3. 08 tổ chức nghiên cứu phát triển và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, bao gồm 02 Viện nghiên cứu, 04 Trung tâm và 01 Tạp chí.

>>Tham khảo Học phí Học viện Dân tộc và Điểm chuẩn Học viện Dân tộc qua các năm tại đây!

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được Thongtintuyensinh247.com đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*

Học phí Học viện Dân tộc năm học 2023-2024 mới nhất

Học phí Học viện Dân tộc năm học 2023-2024 mới nhất 13/08/2023 | 5:05 pm

Học viện Dân tộc là một trường đại học với nhiệm vụ chính là đào tạo và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, và các vấn đề liên quan đến các dân tộc và cộng đồng dân tộc trong nước. Học phí Học viện Dân tộc năm ...

Học viện Dân tộc là một trường đại học với nhiệm vụ chính là đào tạo và nghiên cứu về ...

Điểm chuẩn Học viện Dân tộc năm 2023 mới cập nhật

Điểm chuẩn Học viện Dân tộc năm 2023 mới cập nhật 23/08/2023 | 9:27 am

Học viện Dân tộc đã công bố điểm chuẩn vào ngày 22/08/2023, năm nay Trường tuyển sinh 1 ngành duy nhất là ngành Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số với điểm chuẩn là 15 cho cả 2 phương thức thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Giới thiệu Tên ...

Học viện Dân tộc đã công bố điểm chuẩn vào ngày 22/08/2023, năm nay Trường tuyển sinh 1 ngành duy ...