Loading...

Học viện Tài chính – Giới thiệu tổng quan và thông tin tuyển sinh năm 2024

Học viện Tài chính (viết tắt: AOF), dưới sự quản lý của Bộ Tài chính và sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đứng trong hàng đầu các trường đại học công lập trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam.

Thành lập với mục đích đáp ứng nhu cầu kinh tế về đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh tài chính, từ năm 1964, trường đã thay đổi tên thành Trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương.

Mục tiêu của Học viện Tài chính tập trung vào việc phát triển thành một trường dẫn đầu về lĩnh vực tài chính, kế toán kiểm toán, đồng thời trở thành một trung tâm phát triển vững mạnh trong lĩnh vực Kinh tế tại thủ đô Hà Nội.

hoc vien tai chinh thong tin tuyen sinh

Học viện Tài chính

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Tài chính (Tên viết tắt: AOF)
  • Địa chỉ: 58 P. Lê Văn Hiến, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Website:https://hvtc.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: HTC
  • Email tuyển sinh: vanphong@hvtc.edu.vn

Thông tin xét tuyển sinh Học viện Tài chính

Năm 2024, Học viện Tài chính tuyển sinh đại học 4.00 chỉ tiêu trong đó xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 60%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy tối đa 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển kết hợp.

Thời gian tuyển sinh

  • Thời gian nộp hồ sơ xét học sinh giỏi theo học bạ: Dự kiến từ ngày 28/05/2024 – 16/06/2024
  • Thời gian nộp hồ sơ xét kết hợp CCTAQT và điểm thi THPT, xét theo kết quả thi ĐGNL, ĐGTD: Dự kiến từ ngày 20/06/2024 – 15/07/2024.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Học viện Tài chính tuyển sinh hệ đại học với phạm vi trên cả nước và các nước khác với những đối tượng sau:

  • Đã tốt nghiệp THPT của Việt Nam
  • Đã tốt nghiệp THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

Phương thức xét tuyển Học viện Tài chính

Học viện Tài chính có những phương thức tuyển sinh sau:

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024
  • Xét ưu tiên cộng điểm và tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  •  Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT.
  • Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm

Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

  • Anh hùng lao động, Anh hùng LLVTND, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào tất cả các ngành, chương trình của Học viện;
  • Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào Học viện theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;
  • Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp sau:
    • Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do Học viện quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
    • Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT; những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định;
    • Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
  • Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế quy định tại mục (2) nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT.
  • Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển vào Học viện theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển.

Phương thức 2: Xét học sinh giỏi bậc THPT

Điều kiện xét tuyển:

  • Tốt nghiệp THPT;
  • Hạnh kiểm 3 năm THPT loại tốt;
  • Không xét tuyển thí sinh theo học chương trình Giáo dục thường xuyên.

Đối tượng xét tuyển:

Đối tượng được xét tuyển vào tất cả các ngành của Học viện:

  • Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích (hoặc giải Tư) trong kỳ thi chọn HSG QG, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn hoặc có nội dung đề tài dự thi về Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn (thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển).
  • Thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng (giải cá nhân) trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc hoặc trong các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới về môn cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông, tennis, golf do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia (thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi 3 năm bậc THPT trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không ≥ 7.0 điểm.
  • Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp 8 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn; hoặc có chứng chỉ IELTS Academic ≥ 5.5 điểm/ TOEFL iBT ≥ 55 điểm; hoặc có kết quả thi SAT ≥ 1050/1600 điểm/ACT ≥ 22 điểm trở lên (chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi 2 năm trở lên bậc THPT trong đó có năm lớp 12.
  • Học lực Giỏi 3 năm bậc THPT, trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7.0 điểm.

Đối tượng được xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế:

  • Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn.
  • Có chứng chỉ IELTS Academic ≥ 5.5 điểm/TOEFL iBT đạt từ 55 điểm; hoặc có kết quả thi SAT ≥ 1050/1600 điểm/ACT ≥ 22 điểm trở lên (chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi năm lớp 12.

Cách tính điểm xét học sinh giỏi

ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm môn 1 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 1
  • Điểm môn 2 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 2
  • Điểm môn 3 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 3

Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 trên toàn quốc

Nguyên tắc xét tuyển

  • Xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi với từng ngành, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký
  • Thí sinh nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển thực hiện theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký
  • Thí sinh bằng điểm sẽ xét ưu tiên điểm môn Toán
  • Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, căn cứ theo kết quả học bạ của thí sinh, Giám đốc Học viện xem xét quyết định cho vào học.

Phương thức 4: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT năm 2024

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5, TOEFL iBT 55 điểm, Cambridge FCE hoặc SAT ≥ 1050/1600 hoặc ACT ≥ 22 điểm

Cách tính điểm xét tuyển:

ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm môn 1: Điểm Toán
  • Điểm môn 2: Điểm Văn/Vật lí/Hóa học
  • Điểm môn 3: Điểm môn tiếng Anh quy đổi theo chứng chỉ trong bảng dưới đây:
IELTS 5.5 >= 6.0
TOEFL iBT 55 >= 60
SAT 1050/1600 >= 1200/1600
ACT 22 >= 26
Điểm quy đổi 9.5 10.0

Phương thức 5: Xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy

Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực năm 2024 của ĐHQGHN ≥ 90 điểm
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2024  của trường Đại học Bách khoa Hà Nội ≥ /100 điểm

Cách tính điểm xét tuyển

  • Với điểm thi của ĐHQGHN: ĐXT = Điểm thi ĐGNL x 30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)
  • Với điểm thi của trường ĐHBKHN: ĐXT = Điểm thi ĐGTD x 30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Học viện Tài chính tuyển sinh các ngành đào tạo sau:

Ngành  Chỉ tiêu
Ngôn ngữ Anh 200
Kinh tế 240
Quản trị kinh doanh 300
Tài chính – Ngân hàng 1 600
Tài chính – Ngân hàng 2 490
Tài chính – Ngân hàng 3 310
Kế toán 840
Hệ thống thông tin quản lý 120

Giảng viên và cơ sở vật chất của Học viện Tài chính

Đội ngũ cán bộ

Hiện tại, Học viện hiện có 720 cán bộ, viên chức trong đó có 390 giảng viên, 54 nghiên cứu viên, 23 giáo sư và phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, 21 nhà giáo ưu tú, từng đào tạo hơn 20.000 sinh viên, học viên.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất được Học viên chú trọng đầu tư và không ngừng phát triển, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường vẫn được trùng tu hằng năm để phục vụ cho việc đào tạo các bạn sinh viên một cách tốt nhất.

Học Học viện Tài chính làm việc ở đâu

Trong thời gian gần đây, Học viện Tài chính đã duy trì tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ở mức rất cao, vượt qua ngưỡng 98%. Thành tích gần đây nhất cho thấy rằng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong năm vừa qua có việc làm sau một năm đạt 98,39%.

Để thu thập thông tin, Học viện đã tiến hành khảo sát trên một tập hợp gồm 4.012 sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy với các loại văn bằng như tập trung đại học chính quy, liên thông đại học chính quy và chương trình đào tạo song song (DDP).

Dựa vào thông tin phản hồi từ 3.807 sinh viên tốt nghiệp, Học viện đã ghi nhận những tín hiệu tích cực và khích lệ. Cụ thể, 98,39% sinh viên đã tốt nghiệp đã tìm được việc làm trong vòng một năm.

Tỷ lệ cao nhất về việc làm sau tốt nghiệp được ghi nhận trong các ngành Quản trị kinh doanh và Kế toán. Do đó, khi lựa chọn theo học tại Học viện Tài chính, bạn có thể tự tin về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi chương trình

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được Thongtintuyensinh247.com đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*

Học phí Học viện Tài chính năm 2024 có gì mới?

Học phí Học viện Tài chính năm 2024 có gì mới? 13/09/2023 | 5:25 pm

Học phí Học viện Tài chính dự kiến năm học 2024 - 2025: Chương trình chuẩn: 23  triệu đồng/sinh viên/năm học; Chương trình chất lượng cao: 50 triệu đồng/sinh viên/năm học;  Diện tuyển sinh theo đặt hàng: 43  triệu đồng/sinh viên/năm học. Học viện Tài chính (viết tắt: AOF), dưới sự quản lý của Bộ ...

Học phí Học viện Tài chính dự kiến năm học 2024 - 2025: Chương trình chuẩn: 23  triệu đồng/sinh viên/năm học; ...

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023 11/08/2023 | 11:07 am

Học viện Tài chính dưới sự quản lý của Bộ Tài chính và sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đứng trong hàng đầu các trường đại học công lập trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Thành lập với mục đích đáp ứng nhu cầu kinh ...

Học viện Tài chính dưới sự quản lý của Bộ Tài chính và sự giám sát của Bộ Giáo dục và ...