Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về giải tỏa các áp lực trong cuộc sống ngày càng cao. Thế nên ngành Tâm lý học cũng đang được các bạn trẻ vô cùng quan tâm, nó sẽ trở thành một trong những ngành hot tại Việt Nam trong thời gian tới đây vì nguồn nhân lực trong ngành Tâm lý học của nước ta còn rất hạn chế mà nhu cầu thì ngày càng tăng.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm trí và hành vi con người. Nó bao gồm các quá trình như suy nghĩ, cảm xúc, học tập và trí nhớ, cũng như các khía cạnh phức tạp hơn như động lực, nhân cách và các mối quan hệ.
Vậy bạn có biết ngành Tâm lý học cần học những môn gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Nội dung đào tạo của chương trình cử nhân ngành Tâm lý học
Kiến thức về cơ sở sinh học của tâm lí người
- Hiểu rõ giải phẫu sinh lý hệ thần kinh.
- Nắm vững sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao.
- Vận dụng kiến thức này để lý giải cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý.
Kiến thức về cơ sở xã hội của tâm lí người
- Hiểu bản chất xã hội của tâm lý con người và vai trò của hoạt động, giao tiếp, nền văn hóa xã hội trong sự hình thành và phát triển tâm lý.
- Vận dụng hiểu biết này để lý giải nguồn gốc xã hội của các hiện tượng tâm lý.
Kiến thức về bản chất và quy luật của các hiện tượng tâm lí cá nhân và xã hội
- Hiểu bản chất và quy luật của các hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội.
- Vận dụng kiến thức này để giải thích các hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội.
Kiến thức về phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm lí
- Hiểu các phương pháp nghiên cứu tâm lý học.
- Nắm vững các kỹ thuật đánh giá tâm lý.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản khi triển khai một nghiên cứu tâm lý học.
- Áp dụng các kỹ thuật đánh giá cơ bản để đánh giá các hiện tượng tâm lý.
Kiến thức về sự phát triển tâm lí, nhân cách con người
- Hiểu các lý thuyết về sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người với tư cách là thành viên của xã hội.
- Nắm rõ các quy luật và con đường hình thành và phát triển nhân cách.
- Vận dụng kiến thức này để giải thích quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung và rèn luyện nhân cách bản thân nói riêng.
Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học xã hội (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Tâm lí học xã hội)
- Hiểu các vấn đề trong tâm lý học xã hội như liên hệ xã hội, tri giác xã hội, giao tiếp xã hội, ảnh hưởng xã hội, định kiến xã hội và các nhóm xã hội.
- Nắm vững các hiện tượng tâm lý xã hội trong các lĩnh vực văn hóa, giới và gia đình.
- Hiểu các hiện tượng tâm lý xã hội trong lĩnh vực pháp lý, dân tộc và tôn giáo.
- Vận dụng kiến thức về quy luật của tâm lý học xã hội để lý giải các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.
Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học quản lí – kinh doanh (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Tâm lí học quản lí – kinh doanh)
- Phát hiện và giải thích các hiện tượng tâm lý trong lĩnh vực quản trị – kinh doanh, du lịch và quảng cáo.
- Nắm vững các hiện tượng tâm lý trong lĩnh vực tổ chức và quản lý nhân sự.
- Hiểu và giải thích các hiện tượng tâm lý trong lĩnh vực lao động và hướng nghiệp.
Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học lâm sàng (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng)
- Hiểu về lịch sử ra đời và phát triển của Tâm lý học lâm sàng, các lĩnh vực ứng dụng, và đặc thù của mối quan hệ giữa nhà tâm lý lâm sàng và thân chủ.
- Phân tích quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
- Giải thích bản chất, nguyên nhân và tiên lượng của các rối nhiễu tâm lý trong gia đình và học đường ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
- Hiểu một số phương pháp chẩn đoán và đánh giá rối nhiễu tâm lý.
- Nắm vững các liệu pháp điều trị rối nhiễu tâm lý.
- Nắm được kỹ năng chẩn đoán, đánh giá và trị liệu rối nhiễu tâm lý.
- Hiểu các phẩm chất đạo đức: tôn trọng và yêu thương con người, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi làm việc với thân chủ.
- Vận dụng kiến thức này để lý giải, chẩn đoán, đánh giá và lập phác đồ điều trị cho các rối nhiễu tâm lý.
Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học tham vấn (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Tâm lí học tham vấn)
- Hiểu bản chất của quá trình tham vấn, các nguyên tắc đạo đức cụ thể của nghề tham vấn, xác định vấn đề của thân chủ, và mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn nhóm và tham vấn học đường.
- Hiểu về tham vấn qua điện thoại và trực tuyến qua internet (tham vấn qua thư và chat).
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được Thongtintuyensinh247.com đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!