Loading...

Tìm hiểu Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam

Thông tin tuyển sinh Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam năm 2024 có gì mới ?

Trường Đại học Lao động – Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành LĐTBXH trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế – lao động – xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế.
dai hoc lao dong xa hoi co so phia nam

Sinh viên Trường Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)

Giới thiệu

  • Tên trường: Trường Đại học Lao động Xã hội
  • Tên tiếng Anh: University of Labour and Social Affairs (ULSA)
  • Địa chỉ: Số 1018 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Mã tuyển sinh: DLS

Thông tin tuyển sinh Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam năm 2024

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp THPT của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng Trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1 : Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và đạt mức điểm đảm bảo chất lượng theo quy định của Trường với từng tổ hợp môn thi/bài thi xét tuyển.

  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông (xét học bạ)

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm trung bình 03 môn theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của từng học kỳ năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (5 học kỳ) ở bậc THPT đạt từ 18,0 điểm trở lên, bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có). Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh (7220201), điểm TBC của 05 học kỳ đạt từ 18,0 trong đó điểm tổng kết môn tiếng Anh của từng kỳ đạt từ 7,0 trở lên.

  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào Trường như sau:

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, thời gian đạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng.

- Thí sinh thuộc diện quy định dưới đây, Trường căn cứ kết quả học tập THPT của thí sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo xem xét và quyết định cho vào học. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định.

+ Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số (rất ít người) theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh thuộc 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ.

+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú) tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định của Chính phủ, Thủ tưởng chính phủ.

+ Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập năm học dự bị đại học tại các Trường dự bị đại học dân tộc.

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có thời gian học tập 01 năm học tại các Trường dự bị đại học trên cả nước và có tổng điểm trung bình 03 môn theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển (như mục 3) của năm học dự bị đại học đạt từ 18,0 điểm trở lên, bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có). Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh (7220201), điểm tiếng Anh phải đạt từ 7,0 trở lên.

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam năm 2024

STT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu tuyển sinh
Dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT (200) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (100)
1 Ngôn ngữ Anh 7220201 Toán, Lý, Anh (A01) 20 30
Toán, Văn, Anh (D01)
Toán, Hóa, Anh (D07)
Văn, Sử, Anh (D14)
2 Kinh tế 7310101 Toán, Lý, Hóa (A00) 20 30
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
3 Tâm lý 7310401 Toán, Lý, Hóa (A00) 20 30
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
Văn, Sử, Địa (C00)
4 Quản trị kinh doanh 7340101 Toán, Lý, Hóa (A00) 68 102
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
5 Tài chính – Ngân hàng 7340201 Toán, Lý, Hóa (A00) 28 42
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
6 Bảo hiểm – Tài chính 7340207 Toán, Lý, Hóa (A00) 20 30
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
7 Kế toán 7340301 Toán, Lý, Hóa (A00) 60 90
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
8 Quản trị nhân lực 7340404 Toán, Lý, Hóa (A00) 60 90
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
9 Hệ thống thông tin quản lý 7340405 Toán, Lý, Hóa (A00) 24 36
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
10 Luật kinh tế 7380107 Toán, Lý, Hóa (A00) 40 60
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
11 Công tác xã hội 7760101 Toán, Lý, Hóa (A00) 40 60
Toán, Lý, Anh (A01)
Toán, Văn, Anh (D01)
Văn, Sử, Địa (C00)
Tổng chỉ tiêu 400 600

Những điểm nổi bật của Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam 

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Nhà trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo; tổ chức tốt các lớp học, lập thời khóa biểu, bố trí và điều hành quá trình giảng dạy, học tập một cách khoa học. Đồng thời, áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tích cực nhằm phát triển đầy đủ năng lực và phẩm chất người học đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Các thông tin đào tạo được cập nhật thường xuyên tới giảng viên, SV, thường xuyên tổ chức sinh hoạt cố vấn học tập, quy chế đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Hệ thống các quy định liên quan đến quản lý đào tạo được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện. Quy trình tổ chức và quản lý đào tạo ngày càng được củng cố, hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo và nâng cấp website phục vụ công tác này.

Tăng cường gắn kết giữa SV với doanh nghiệp và việc làm

Cùng với nâng cao chất lượng đào tạo, thời gian qua, Nhà trường cũng rất tích cực hợp tác với doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho SV thông qua các hoạt động như: Thường xuyên tổ chức cho giảng viên và SV tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, Trường còn phối hợp tổ chức nhiều chương trình hội thảo, tập huấn nhằm giúp SV tự tin, khéo léo và trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử.

Năm 2019, Nhà trường tổ chức “Chương trình sinh viên và việc làm” với sự tham gia của gần 25 doanh nghiệp, trong đó 10 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp tại trường, 15 doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trong địa bàn TP.HCM và thu hút gần 1.000 lượt SV tham gia và đăng ký tuyển dụng tại các doanh nghiệp; tổ chức đưa hơn 400 lượt SV ngành Quản trị kinh doanh và Quản trị nhân lực đi thực tế tại các doanh nghiệp giúp các em có cái nhìn trực quan về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thực tiễn.

Trường Đại học Lao động – Xã hội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nhất là đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy; Rà soát lại hệ thống chương trình, môn học, giáo trình, cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá SV… để nâng cao năng lực và phẩm chất người học phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Bảo đảm việc đào tạo, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá sinh viên phản ánh đúng chất lượng, khách quan…