Loading...

Tìm hiểu HV Dân tộc

Điểm chuẩn Học viện Dân tộc năm 2023 mới cập nhật

Học viện Dân tộc đã công bố điểm chuẩn vào ngày 22/08/2023, năm nay Trường tuyển sinh 1 ngành duy nhất là ngành Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số với điểm chuẩn là 15 cho cả 2 phương thức thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ.

hoc vien dan toc

Giới thiệu

  • Tên trường: Học viện Dân tộc
  • Tên trường tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM)
  • Mã trường: HVD
  • Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Email: hvdt@cema.gov.vn
  • Website: http://hvdt.edu.vn/

Điểm chuẩn của Học viện Dân tộc năm 2023

Dưới đây là Điểm chuẩn Học viện Dân tộc theo 2 phương thức thi THPT và Xét học bạ:

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi TN THPT
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30
Điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ THPT    
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30

Ngưỡng điểm chuẩn của trường đã có sự điều chỉnh nhẹ, cụ thể:

Điểm chuẩn Học viện Dân Tộc năm 2022
STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp Điểm chuẩn Xét học bạ
1 7319001 Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số C00;C03;C04;D01 15,5 15,5
Điểm chuẩn Học viện Dân Tộc năm 2021
STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp Điểm chuẩn 
1 7319001 Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số C00;C03;C04;D01 15

Đào Ngọc

Học phí Học viện Dân tộc năm học 2023-2024 mới nhất

Học viện Dân tộc là một trường đại học với nhiệm vụ chính là đào tạo và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, và các vấn đề liên quan đến các dân tộc và cộng đồng dân tộc trong nước. Học phí Học viện Dân tộc năm 2023 dự kiến dao động từ 1.000.000 – 1.300.000/sinh viên/tháng, tương đương 10-13 triệu VNĐ/năm học. Thông tin chi tiết về học phí của Học viện Dân tộc năm 2023 sẽ được liên tục cập nhật trong bài viết dưới đây!

hoc vien dan toc

Học viện Dân tộc tổ chức các hoạt động ý nghĩa dành cho sinh viên 

 

Giới thiệu tổng quan

  • Tên trường: Học viện Dân tộc
  • Tên trường Tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM)
  • Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Mã trường: HVD

Học phí Học viện Dân tộc năm 2023 (dự kiến)

Mức thu học phí năm học 2023-2024: Dự kiến từ 1.000.000 – 1.300.000/sinh viên/tháng (thực hiện theo Điểm a, Khoản 2, Điều 11 (Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo).

Chính sách học bổng

a) Miễn 100% học phí cho các đối tượng:

  • Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
  • Người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
  • Người tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo;
  • Đối tượng được bảo trợ xã hội không có nguồn nuôi dưỡng;
  • Người có công và thân nhân người có công với cách mạng.

b) Giảm 70% học phí cho đối tượng: là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Giảm 50% học phí cho đối tượng: là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Lưu ý: Sinh viên diện chính sách thì chỉ được miễn, giảm học phí theo quy định và định mức quy định của nhà nước (Nghị định 86/2015/NĐ-CP).

d) Hỗ trợ 1.490.000 vnđ/tháng cho sinh viên người dân tộc rất ít người.

e) Hỗ trợ 894.000 đ/tháng chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.

g) Trợ cấp từ 100.000đ – 140.000 đ/tháng cho các đối tượng:

  • Người dân tộc ít người ở vùng cao;
  • Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;
  • Tàn tật (khả năng lao động suy giảm từ 41% trở lên), gặp khó khăn về kinh tế;
  • Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó trong học tập.

k) Sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt sẽ được xét cấp học bổng khuyến khích theo kỳ trị giá lên tới 5.300.000đ /1 học kỳ và hàng trăm suất học bổng có giá trị khác do các doanh nghiệp trao tặng cho sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích học tập tốt dịp khai giảng, bế giảng hàng năm.

Tại sao nên theo học tại Học viện Dân tộc ?

Học viện Dân tộc là một lựa chọn giáo dục có nhiều lợi ích với những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên học tại Học viện Dân tộc:

  • Chuyên sâu về văn hóa và dân tộc: Học viện này tập trung nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực văn hóa, dân tộc, và nhân khẩu học. Bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về đa dạng văn hóa, lịch sử và tương tác xã hội của các dân tộc khác nhau.
  • Tầm quan trọng của đa dạng: Trong thế giới ngày nay, sự đa dạng văn hóa và xã hội đóng vai trò quan trọng. Học viện Dân tộc giúp bạn phát triển nhận thức sâu sắc về sự phong phú và đa dạng của thế giới xung quanh.
  • Nghiên cứu và phân tích xã hội: Học viện này cung cấp các công cụ và phương pháp nghiên cứu để bạn có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề xã hội và tương tác giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Điều này có thể giúp bạn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp.
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp đa dạng: Khi học tại Học viện Dân tộc, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong các môi trường đa văn hóa và đa dạng. Điều này có thể giúp bạn trở thành người lãnh đạo xuất sắc và hiểu rõ hơn về cách tương tác với mọi người.
  • Cơ hội nghiên cứu và hợp tác quốc tế: Học viện Dân tộc thường có các chương trình hợp tác quốc tế, cho phép bạn học tập và nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này mở ra cơ hội học hỏi và tạo mối quan hệ toàn cầu.
  • Sự hỗ trợ cho sự phát triển cộng đồng: Học viện này thường chú trọng đến việc phát triển cộng đồng và cách góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Bạn có thể học cách đóng góp tích cực vào phát triển của các cộng đồng dân tộc.

Tóm lại, học tại Học viện Dân tộc không chỉ giúp bạn có kiến thức chuyên sâu về văn hóa và dân tộc mà còn phát triển kỹ năng quan trọng để đóng góp vào sự đa dạng và phát triển xã hội.

>>Tham khảo Thông tin tuyển sinh Học viện Dân tộc và Điểm chuẩn Học viện Dân tộc tại đây!

Hoàng Yến

Đề án tuyển sinh của Học viện Dân tộc năm học 2024-2025 có gì mới?

Học viện dân tộc năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới. Định vị là Trường Đại học hàng đầu trong đào tạo nhân lực chất lượng cao khu vực miền núi và các dân tộc thiểu số, đồng thời là nhân tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế khu vực, Học viện Dân tộc sẽ áp dụng các chính sách tuyển sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

hv dan toc

Các Thầy Cô giảng viên dày dặn kinh nghiệm tại Học viện Dân tộc

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Dân tộc
  • Tên trường tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM)
  • Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nộ
  • Mã trường: HVD

Thông tin tuyển sinh Học viện Dân tộc năm 2024-2025

Thời gian xét tuyển

- Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển sớm và tiếp nhận học sinh hệ dự bị đại học: Từ ngày 05/5/2024

- Thời gian kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Trước 17h00 giờ 00 ngày 30/6/2024.

- Thời gian thông báo kết quả cho thí sinh: Ngày 10/7/2024.

- Thí sinh xác nhận nhập học trên hệ thống Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (nếu có): Từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024.

Đối tượng tuyển sinh

- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có hạnh kiểm 03 năm học THPT đạt loại khá trở lên.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc.

Phương thức tuyển sinh

Học viện Dân tộc thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển học bạ;
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2024;
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng.

Ngưỡng chất lượng và hồ sơ xét tuyển

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện được áp dụng như sau:

1. Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại khá trở lên.
  • Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.
  • Có tổng điểm 3 bài/môn thi THPT năm 2024 (3 bài thi/ môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng điểm đầu vào của Học viện; Không có bài thi/ môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt.

2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trong học bạ THPT năm lớp 11 và lớp 12:

  • Có hạnh kiểm 03 năm học THPT đạt loại khá trở lên.
  • Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.
  • Có tổng điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) của lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 15.0 điểm trở lên; hoặc lớp 12 và học kỳ 2 lớp 11 đạt từ 15.0 điểm trở lên.

Chính sách ưu tiên

Học viện thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Thí sinh thuộc diện là người dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người, gồm 16 dân tộc sau: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025; và các văn bản khác theo quy định của pháp luật hiện hành

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Dân tộc năm 2024-2025

Trường tuyển sinh những ngành sau:

Ngành học Mã ngành Mã phương thức xét tuyển Tên phương thức xét tuyển Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu dự kiến
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 (cấp tạm) 500 Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển C00, C03, C04, D01 -
200 Xét tuyển theo kết quả học tập được ghi trong học bạ THPT -
100 Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2024 50

Điểm chuẩn của Học viện Dân tộc năm 2023-2024

Học viện Dân tộc công bố điểm chuẩn năm 2023 – 2024 như sau:

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi TN THPT    
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30
Điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ THPT    
Tên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Thang điểm
Kinh tế giáo dục vùng dân tộc thiểu số 7310101 C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
15 30

Mức điểm chuẩn năm học 2023 – 2024 giảm so với năm trước 0.5 điểm.

>>Xem thêm: Điểm chuẩn Học viện Dân tộc qua các năm

Học phí Học viện Dân tộc năm 2023-2024

Các bạn có thể tham khảo học phí của những năm trước như sau:

  • Theo đề án tuyển sinh năm 2022, mức học phí của học viện đã tăng lên so với năm trước nhưng không quá cao.
  • Học phí năm học 2021: 240.000 vnđ/tín chỉ
  • Học phí năm học 2022: 270.000 vnđ/tín chỉ

Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

>>Khám phá: Học phí Học viện Dân tộc

Giảng viên và cơ sở vật chất của Học viện Dân tộc

Học viện duy trì một đội ngũ cán bộ được đào tạo chất lượng trong mọi lĩnh vực.

  1. Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên chiếm ít nhất 65% tổng số cán bộ. Sự phân bố theo độ tuổi và thành phần dân tộc như sau:
    • Dưới 40 tuổi: Ít nhất 15%.
    • Từ 40 đến 50 tuổi: Khoảng 55 – 60%.
    • Trên 50 tuổi: Từ 20 – 30%.
    • Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%.
    • Đối với ngạch và bậc, ít nhất 10% là giảng viên cao cấp hoặc tương đương, và ít nhất 50% là giảng viên chính hoặc tương đương.
  2. Cơ sở vật chất: Học viện tập trung vào phát triển cơ sở vật chất, bao gồm:
    1. 05 khoa chuyên ngành.
    2. 07 phòng chức năng.
    3. 08 tổ chức nghiên cứu phát triển và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, bao gồm 02 Viện nghiên cứu, 04 Trung tâm và 01 Tạp chí.

>>Tham khảo Học phí Học viện Dân tộc và Điểm chuẩn Học viện Dân tộc qua các năm tại đây!